Ty.Ảo[V.Thạo-1x[a5] Trung Tá
Tổng số bài gửi : 261 Vote : 3 Ngày gia nhập : 21/05/2009 Tuổi : 32 Đến từ : Phú đô fc
| Tiêu đề: Optical Internet, cấu trúc và các vấn đề (phần 3) 27/5/2009, 13:45 | |
| ..Như chúng ta đã biết, với mục đích lâu dài của Optical Internet là chuyển được lưu lượng của IP trực tiếp qua lớp quang, với một mặt phẳng điều khiển thống nhất. Bên cạnh những advantages chưa thể liệt kê hết, các nhà khoa học nhìn nhận rằng có không ít những khó khăn...
Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu một số khái niệm cơ bản
-Mặt phẳng điều khiển thống nhất
Ở thời điểm hiện tại, mô hình mạng viễn thông của chúng ta là IP/ATM/SONET,SDH. Mô hình chồng chéo này dẫn đến sự phức tạp trong mặt phẳng quản lý, điều khiển cũng như vấn đề nâng cấp mạng. Cần quá nhiều mô hình địa chỉ, cơ chế chuyển đổi khung, giao thức quản lý...
Trong mô hình mạng IPoO, mặt phẳng điều khiển cho IP và lớp lõi quang được thiết kế chung. Có nghĩa người ta xây dựng mô hình địa chỉ, giao thức báo hiệu, cơ chế tái tạo đường, cách thức quản lý ...thống nhất. Một Router trong mạng IP có thể hiểu được tôpô của mạng lõi quang, và có thể đưa ra quyết định thiết lập một đường quang, qua các OXC trong mạng lõi quang, tới một mạng IP khác, với các tham số xác định về QoS cho LP đó. Ngược lại, các OXC trong lõi quang cũng có thể thực hiện tương tự. Thường thì các giao thức trong IP đã được nghiên cứu thực nghiệm nhiều, nên được tận dụng triệt để. Ví dụ người ta phát triển cơ chế báo hiệu giữa Router biên mạng IP với lõi quang dựa trên BGPv4 chẳng hạn, chỉ cần thêm một số trường sao cho nó có thể hiểu được các thông số của lớp quang (BER, tán sắc, công suất tín hiệu...).
Mô hình IPoO Trên thực tế, cho đến nay người ta đưa ra ba mô hình mạng IPoO khác nhau, đó là mô hình Overlay (tương tự IPoA), mô hình Peer-Peer (ngang hàng như trên) và mô hình Augrumented, là kết hợp của hai mô hình trên. Mô hình peer-peer thực tế hơn và có một số advantage trong việc cung cấp LP động...Các bạn tham khảo thêm trong site của IETF, IPoO framework nếu quan tâm. (có thời gian tớ search lại trang đó cho)
Các giao diện Vấn đề nảy sinh nữa là giữa các giao diện logic cần phải có, đó là UNI giữa IP (hay một mạng Client khác) với lõi quang và NNI giữa các Optical Network với nhau. Bản thân NNI có hai loại, là INNI cho các tương tự như giữa các Sub-Optical net với nhau, còn ENNI như các AS trong IP vậy. Các giao diện khác nhau bởi luồng thông tin về định tuyến, bảo mật, cơ chế báo hiệu, và các dịch vụ thực hiện trên chúng cũng khác nhau. Có hai mô hình dịch vụ được xem xét để thực hiện trên giao diện UNI, là mô hình dịch vụ theo miền, và mô hình dịch vụ thống nhất Với mô hình dịch vụ theo miền, thông tin trao đổi giữa giao diện bị hạn chế bởi các chính sách bảo mật, quản lý,...do đó lượng thông tin báo trao đổi qua giao diện không nhiều. Ở mô hình này, việc thực hiện cơ chế định tuyến chuyển tiếp thông tin là khá phức tạp... Ngược lại, mô hình dịch vụ thống nhất cho phép IP client hiểu được Optical Core, ngôn ngữ thông nhất nên quá trình trao đổi thông tin giữa hai Edge node thuận tiện hơn..
Các hướng nghiên cứu Trong giai đoạn quá độ, người ta tìm cách chuyển dần các chức năng mạng vào lớp quang, và hình thành nên các hướng nghiên cứu sau: -Optical Access Network -Optical MPLS (advantage hơn GMPLS đấy) -Optical Burst Switching -Định tuyến bước sóng (RWA)...
Đó là các hướng nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản về truy cập, định tuyến, chuyển mạch và điều khiển trong mô hình mạng mới...
If only I could turn back time...
Reply Quote Edit Delete Report This post has been viewed 2,919 time(s). 1 direct repli(es) and 2 indirect repli(es). Title Poster Optical Internet, cấu trúc và các vấn đề (phần 3)
Re: Optical Internet, cấu trúc và các vấn đề (p3) hermione
Re: Optical Internet, cấu trúc và các vấn đề (p3) hermione Member Member since 01:54 04-12-2002
Posts: 38 Fantasy Points: 911 Posted at 14:28 26-06-2003 Reply to Optical Internet, cấu trúc và các vấn đề (phần 3) (ha_lh) ha_lh: Một số ý kiến từ các bạn động viên tớ tiếp tục bài viết này. Đây là bài tớ tự viết đấy, và cũng đang viết, chứ không phải đã viết đâu. Hình thức thảo luận là tớ đưa ra một số high-level overview, các bạn make các comment, để mọi người có thể hiểu tốt hơn về sự phát triển của công nghệ viễn thông trong tương lai...
Bài viết của bạn đã được 3 phần, tôi hiểu như thế này không biết có đúng hay không? - lưu lượng trên internet tăng nhanh, những kiểu đường truyền hiện nay sẽ không đáp ứng nổi - phải dùng cáp quang để thay thế - nhưng tầng datalink phức tạp, không thống nhất - vì vậy phải IP/Optical - tuy nhiên, kĩ thuật hiện nay chưa cho phép - người ta đang nghiên cứu thực hiện những chức năng vốn của tầng network lên tầng optical
Mong được đọc những bài viết tiếp theo của bạn. Tôi chỉ có vài góp ý như thế này: 1) bạn nên ghi rõ tài liệu tham khảo cho những số liệu, thông tin. Ví dụ "... suy hao 0.1 dB/km, BER 10^-12 ... " (mở ngoặc: trích dẫn từ tài liệu AAA). Điều này làm tăng tính tin cậy, xác đáng của bài viết. 2) bạn nên xác định đối tượng đọc bài viết. Nếu viết cho những người có kiến thức về optical network dưới mức trung bình (như tôi), thì nên nói qua WDM, ATM, Burst Switching, SDH, SONET, GMPLS... là cái gì, ít nhất là viết tắt của chữ gì, có chức năng như thế nào, hạn chế và phức tạp ở chỗ nào.
Còn viết cho người trên mức trung bình đọc, thì không cần những đoạn giới thiệu dài, mà nên tập trung vào những vấn đề cốt lõi. Ví dụ chỉ ra những hướng tìm tòi có thể có với IP/Optical: - về framing (vốn của tầng datalink) trong optical phải thực hiện như thế nào - cách xây dựng burst - biến đổi quang/điện, điện/quang trong router - về routing, switching, đặc điểm của burst switching và lambda routing, so sánh với packet routing - và những vấn đề xảy ra ở các tầng cao hơn: tìm những transport protocol mới thay cho TCP, tìm những ứng dụng tận dụng được tính năng của IP/Optical v.v | |
|