Hướng dẫn ôn tập các môn Ngoại ngữ thi tốt nghiệp THPT
Thứ năm, 05 Tháng tư 2007, 15:20 GMT+7
Tags: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Riêng Tiếng Anh, Cải Cách Giáo Dục, cách sử dụng, những vấn đề, sách giáo khoa, thi tốt nghiệp, chương trình, chủ điểm, đối với, 7 năm, một số, với các, học
Đối với các môn Ngoại ngữ, khoanh vùng kiến thức được chia theo chương trình hệ 3 năm hoặc 7 năm. Riêng Tiếng Anh có thêm chương trình phân ban thí điểm và Tiếng Pháp có SGK thí điểm.
Dưới đây là hướng dẫn ôn tập cụ thể cho từng môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp và Tiếng Nga.
Các đại từ nhân xưng, sở hữu, chỉ định với các hình thái ngôi, giống, số, cách.
Đại từ себя
d. Số từ:
Số từ thứ tự và các hình thái biến đổi.
Số từ số lượng và quy tắc kết hợp với danh từ, tính từ. (Riêng đối với chương trình 7 năm: bổ sung thêm hình thái biến đổi của số từ số lượng).
e. Động từ:
Các phạm trù: thức, thể, thời, ngôi, giống, số.
Động từ có –ся.
Động từ chuyển động không tiền tố và có tiền tố. Ý nghĩa của một số tiền tố cơ bản: в-, вы-, по-, у-, при-, до-, от-, пере-, под-, за-...
Trạng động từ được cấu tạo từ động từ hoàn thành thể và chưa hoàn thành thể, cách sử dụng chúng.
Tính động từ: dạng chủ động (hiện tại, quá khứ); dạng bị động quá khứ (đầy đủ và rút gọn). (Riêng đối với chương trình 7 năm: bổ sung thêm tính động từ bị động hiện tại).
f. Trạng từ:
Các loại trạng từ thường dùng.
Dạng so sánh tương đối và tuyệt đối.
Các giới từ thường dùng ở các cách với những ý nghĩa khác nhau theo chương trình và SGK tương ứng.
Các liên từ thường dùng trong câu đơn và câu phức theo chương trình và SGK tương ứng.
Các tiểu từ thường dùng: ни-, -то, -нибудь…
Cú pháp
a. Các loại hình câu trong tiếng Nga: câu thông báo, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
b. Câu đơn và câu phức với các liên từ: не только..., но и...; и..., и...; или; или..., или...; и; а; но; чем..., тем...; который; хотя; если; если бы; потому что/ так как; поэтому; чтобы; что; когда; после того как...
c. Câu chủ động và bị động.
d. Câu trực tiếp và gián tiếp.
B. KỸ NĂNG
1. Nghe
Hiểu nội dung chính của những lờì đối thoại về về những vấn đề học tập và sinh hoạt thường ngày phù hợp với trình độ và lứa tuổi.
Hiểu một số thông tin đơn giản về các chủ điểm đã học (đối với hệ 7 năm).
2. Nói
Trao đổi được về những vấn đề sinh hoạt thông thường với khoảng 2-5 câu đối thoại (đối với hệ 3 năm), khoảng 5-10 câu đối thoại đối với hệ 7 năm.
Nói được nội dung chính những điều mình đã đọc hoặc nghe thuộc các chủ điểm đã học (đối với hệ 7 năm).
3. Đọc
Đọc hiểu một văn bản thuộc các chủ điểm đã học có độ dài khoảng 100-150 từ (đối với hệ 3 năm) và 150-200 từ (đối với hệ 7 năm), trong đó có khoảng 5% từ mới (Số từ mới này có thể đoán nghĩa qua ngữ cảnh hoặc qua các phương thức cấu tạo từ).
4. Viết
Đối với hệ 3 năm: Biết cách đặt câu với những nội dung hợp trình độ.
Đối với hệ 7 năm: Viết được thư trao đổi về những vấn đề học tập, sinh hoạt thường ngày; Biết lập dàn ý để trình bày về những vấn đề trong khuôn khổ các chủ điểm đã học; Viết được một số văn bản nghi thức thông thường, đơn giản.