3 bước để bạn trở thành một “Beatboxer”
Theo Kiên “Tập “Beatbox” không quá khó, chỉ cần mô phỏng đúng giai điệu và tiết tấu thì tiếng tặc lưỡi của chúng ta cũng được coi là “Beatbox”. Nhưng tập bài bản vẫn là tốt nhất, các teen vẫn nên theo các bước sau:
Màn dạo đầu: bạn giả lập âm thanh tiếng trống gồm 3 âm chính. 1. “Kick drum”: Bạn mím môi, để hơi qua kẽ răng (nhưng không được cho hơi qua nhiều như khi nói) để mô phỏng tiếng bàn đạp trống cơ. 2. “Snare drum”: Bạn làm tương tự như “Kick drum” nhưng âm vực cao hơn; 3. “Hihats”: Đây là âm mô phỏng tiếng “cheng” (“xalettong”). Để làm được âm này bạn cần đặt lưỡi ở giữa hai hàm răng giống như đang phát âm từ “them” trong tiếng Anh vậy).
Bước 2: Bạn vừa mô phỏng nhạc vừa mô phỏng tiếng trống kết hợp với giai điệu. Hơi khó một tí tẹo nhưng phần thưởng dành cho những bạn cố gắng chính là bước ba, giai đoạn cuối để trở thành một “beat boxer amateur”.
Bước 3: Bạn vừa hát vừa mô phỏng tiếng trống. Muốn làm thành thục bạn phải dày công khổ luyện vì đó được coi là kỹ thuật “gây mắt tròn mắt dẹt” đối với khán giả teen.
Beatboxer sợ nhất gió mùa Đông bắc về. Khi ba âm thanh hòa trộn cùng nhau tạo thành bản nhạc hoàn chỉnh thì các khán giả tuổi teen tha hồ bị “hút hồn” .Beatbox có gì mà “hút” teen vậy?
Beatbox được hiểu như là sự mô phỏng âm thanh của bộ gõ bằng miệng. Người trình diễn nghệ thuật “beatbox” được gọi là “Beatboxer”. Qua tập luyện và sáng tạo, “Beatboxer” có thể giả lập âm thanh của tiếng trống điện tử, trống cơ, ghi ta điện cho tới những kĩ thuật “khó nhằn” hơn như “vừa trống vừa hát, vừa đàn vừa hát”.
“Beatboxer” sợ nhất bị viêm họng.
Bài này được gửi bởi Bboy_vôlệ(gàharry)